Thay đổi cách chăm sóc từ hướng truyền thống sang chăm sóc cây ăn quả theo hướng hữu cơ là hướng đi mới cho nhà nông. Phương pháp này giúp nâng cao giá trị cho nông sản, đồng thời bảo vệ môi trường sống lâu dài cho khu vườn.
Cây ăn quả là loại cây đang được trồng nhiều ở nước ta. Hằng năm, nguồn lợi kinh tế từ thu hoạch trái cây góp phần không nhỏ vào chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Trong những năm gần đây, dịch bệnh bùng phát trên cây ăn quả, cùng với biến đổi khí hậu khiến việc sản xuất của nhà vườn gặp không ít khó khăn. Đối mặt với thực trạng trên, đòi hỏi ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải tìm ra hướng phát triển bền vững nhằm khôi phục lại.
Có thể hiểu là toàn bộ vườn cây ăn quả được phát triển theo hướng nông nghiệp hữu cơ. Trong vườn rất ít sử dụng phân hóa học, không sử dụng bất kỳ loại thuốc bảo vệ thực vật nào khác. Sử dụng các biện pháp thuận theo tự nhiên, phân bón hữu cơ để giúp cây phát triển khỏe mạnh và có thể sử dụng lâu. Từ đó, vườn cho trái chất lượng cao hơn, đáp ứng tốt theo yêu cầu thị trường.
Mỗi cây ăn quả khi trồng cần chọn được vùng đất có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cây. Nên chọn đất có tầng đất canh tác phải đủ dày để bảo đảm bộ rễ cây phát triển tốt. Độ dốc không quá 20o và gần nguồn nước tưới…Việc lựa chọn vùng thích hợp để trồng giữ vai trò quyết định trong sản xuất hữu cơ cây ăn quả hiện nay.
Cây phát triển tốt nhất trên loại đất có kết cấu tốt và độ sâu vừa phải, độ pH phù hợp trung bình. Có hệ thống thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng. Để phát triển vườn cây ăn quả theo hướng hữu cơ cũng như bảo đảm đủ độ ẩm và nước tưới cho cây sinh trưởng và phát triển. Trước khi trồng, toàn bộ diện tích vườn nên đào mương bao quanh.
Trước khi trồng nên xử lí vườn bằng cách bón vôi để khử chua đảm bảo độ pH. Đất phù hợp với đa số cây ăn quả là khoảng 6,0-6,5. Sử dụng phân hữu cơ cho vườn cây trồng mới bằng cách bón lót 3-5kg phân hữu cơ cho từng hố rồi tưới nước giữ ẩm sau 20-30 ngày thì trồng. Lưu ý phân hữu cơ cần được ủ hoai mục trước khi sử dụng.
Để giúp cải tạo độ xốp cho đất và cung cấp dinh dưỡng cho vườn thì cần trồng giống khác nhau trong vườn; trồng xen với các loại cây họ đậu,…
Đây là giai đoạn phát triển cơ bản của cây ăn quả. Cây trồng cần đủ lượng chất dinh dưỡng để phát triển đẻ nhánh, tạo tán. Trong giai đoạn này bón 5-10kg phân hữu cơ mỗi gốc. Phân bón hữu cơ đều sử dụng tốt cho mọi loại đất; cung cấp chất dinh dưỡng, mùn cho đất vừa mang lại hiệu quả cao. Với mỗi loại đất thì cần bón theo các cách khác nhau. Bón phân hữu cơ cho đất cơ giới nặng thì vùi nông, có thể bón nhiều, bón tập trung. Còn bón cho đất cơ giới nhẹ thì vùi sâu, bón ít một, rải ra làm nhiều lần, bón sát yêu cầu của cây.
Cần lưu ý trong giai đoạn này nếu cây ăn quả ra nhiều hoa và trái thì nên tỉa bớt đi, tập trung dinh dưỡng cho cây.
Sau khi thu hoạch cây ăn quả phải vệ sinh vườn sạch sẽ; thu gom cắt tỉa cành khô; cành sâu bệnh; cành tăm yếu và những cành không có khả năng cho quả ra khỏi vườn để tiêu hủy nhằm hạn chế các mầm bệnh trong vườn cây ăn quả. Nông dân cải tạo vườn thường xuyên để bổ sung lại dưỡng chất sau mỗi vụ, tránh để trường hợp vụ sau thiếu chất dinh dưỡng.
Hằng năm nên sử dụng siêu đồng và vôi để sát khuẩn vườn, cân bằng độ pH. Hạn chế sử dụng thuốc hóa học, chỉ sử dụng rất ít khi có sâu bệnh năng. Thường xuyên sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học để diệt sâu bệnh; tuyệt đối không dùng thuốc diệt cỏ mà để cỏ trong vườn cây ăn quả; dùng máy phát cỏ theo từng đợt; nhằm hạn chế rửa trôi đất và xác cỏ tạo mùn bã hữu cơ làm tơi xốp đất.
Hạn chế bón phân hóa học, chỉ bón 1 lượng nhỏ trong một năm. Vườn cây ăn quả nên sử dụng công nghệ tưới nước, tưới phân hữu cơ sinh học. Chủ động tưới cho cây khi cần thiết cũng như tiết kiệm công lao động. Bên cạnh đó tiết kiệm lượng nước tưới, lượng phân – thuốc sinh học.