Một số kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi

Một số kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi

     

    Đặc điểm và điều kiện sống

    Nhóm cây ăn quả có múi (gồm có cam, chanh, quýt, bưởi,tắc) là những loại cây có nhiều cành. Hoa ra rộ cùng cành non phát triển, hoa có mùi thơm. Rễ cọc cắm xuống đất, rễ con phân bố nhiều ở lớp đất mặt. Chúng tương đối dễ trồng và mang lại thu nhập đáng kể.

    Các loại cây ăn quả có múi có thể sống và phát triển ở trong khoảng nhiệt độ từ 13 - 38 độ C, thích hợp nhất là khoảng 23 - 29 độ C. Cây có múi không thể tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp. Cường độ ánh sáng tốt cho các loại cây như cam, quýt là khoảng 10.000 đến 15.000 lux (tương đương với khoảng thời gian lúc 8 giờ sáng và 5 giờ chiều trong mùa nắng).

     

    Độ ẩm đất thích hợp là 70 - 80%. Độ ẩm không khí là 75%, lượng mưa phù hợp là 1.000 – 2.000 mm/năm. Các loại cây ăn quả thích hợp được trồng trên đất phù sa tơi xốp và có khả năng thoát nước tốt. Ngoài ra, cần phải kể đến các chất dinh dưỡng cho cây phát triển và đạt năng suất cao.

    Cách trồng cây ăn quả có múi

     

    Bà con nông dân nên chọn những giống cây ăn quả có múi chất lượng tốt và không bị sâu bệnh. Cây con phát triến tốt, lá xanh, cao to. Tùy thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng và giống cây để bố trí khoảng cách trồng cây cho phù hợp. Bà con có thể tham khảo khoảng cách trồng cây ăn quả có múi như sau:

    • Đối với bưởi là 5 x 5m;  6 x 6m.
    • Đối với cam sành là 2,5 x 2,5m; 2 x 3m.

     

    Các nhà vườn cần chuẩn bị đắp mô bằng đất mặt ruộng và đất bãi sông phơi khô, có đường kính từ 0,5 -1m, có độ cao 0,3 - 0,6m. Đào hố rộng 30 cm và sâu 40 cm giữa mô.

     

    Cho vào hố trồng hỗn hợp phân chuồng, tro trấu cùng đất khô theo tỷ lệ 2:1:1. Trước khi trồng, bà con nên cho một lớp hỗn hợp trên vào hố rồi đặt cây giống vào, sao cho mặt bầu ngang bằng mặt mô rồi ém chặt đất lại. Sau đó, cắm cọc giữ chặt cây con để cây tránh bị lung lay khi có gió.

    Cách trồng và chăm sóc cây có múi

     

    Vào mùa nắng cần tưới nước thường xuyên cho cây con và cây đang ra hoa kết trái. Cây ăn quả có múi cần nhiều nước trong giai đoạn ra hoa và kết trái nhưng không chịu được ngập úng. Vào mùa mưa, bà con nạo vét các rãnh giúp cây thoát nước. Ngoài ra, bà con có thể trồng xen rau màu hoặc cây ổi khi cây ăn quả có múi còn nhỏ, tăng thêm thu nhập cho mọi người.

     

    Cách bón phân

    Bà con nên sử dụng phân chuyên dùng để bón cho cây ăn quả có múi. Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây, cần sử dụng các loại phân có tỉ lệ NPK phù hợp.

     

    • Bón phân lần 01 vào khoảng thời gian sau khi thu hoạch. Các nhà vườn nên bón phân có chứa nhiều đạm và lân để giúp cây được phục hồi thân lá. Đồng thời giúp cây phát triển bộ rễ mới để chuẩn bị cho đợt nuôi trái tiếp theo. Giai đoạn này nhất thiết bón phân chuồng cho cây ăn quả có múi từ 10-20 kg/gốc.
    • Bón phân lần 02 là trước khi cây ra hoa. Tốt nhất bà con nên bón phân có hàm lượng lân và kali cao. Như vậy, mới giúp cây phân hoá mầm hoa tốt và giúp cho quá trình thụ phấn đạt hiệu quả cao hơn.
    • Bón phân lần 03 là khi cây đã đậu trái và trái đang phát triển.
    •  Bón phân lần 04 vào trước khi thu hoạch 2 tháng để tăng chất lượng cho trái.

    Tỉa cành và tạo tán

     

    Tỉa cành với mục đích là thay thế những cành già và loại bỏ cành sâu bệnh hoặc cành không có khả năng cho trái. Công việc tỉa cành được tiến hành hàng năm sau khi thu hoạch. Khi cây con cao khoảng 0,5m thì tiến hành tạo tán bằng cách cắt bỏ phần ngọn để kích thích các mầm ở bên phát triển.

     

    Giữ cỏ dại trong vườn cây ăn trái sẽ có tác dụng giúp giữ ẩm cho đất trong mùa hè và chống rửa trôi chất dinh dưỡng hay xói mòn đất trong mùa mưa. Cỏ dại còn tạo ra môi trường thuận lợi cho côn trùng có ích sinh sống. Cỏ dại giúp cho bộ rễ cây ăn quả có múi hô hấp và hấp thụ chất dinh dưỡng một cách dễ dàng.

     

    Tuy nhiên, không nên để các loại cỏ phát triển quá cao trong vườn cây ăn quả có múi vì chúng sẽ cạnh tranh ánh sáng, hấp thụ nước và chất dinh dưỡng của cây trồng chính. Bà con có thể giữ các loại cỏ như: cỏ lá tre, cỏ nút áo. Hoặc chỉ cần tiến hành cắt cỏ 2-3 lần trong mùa mưa là được. Hạn chế việc sử dụng thuốc trừ cỏ hoá học trong vườn cây ăn quả có múi.

    Thu hoạch và bảo quản

     

    Bà con nên thu hoạch và những ngày nắng ráo. Tránh việc thu hoạch sau khi mưa xuống hoặc lúc có sương mù dày đặc vì rất dễ khiến trái cây bị ẩm thối. Khi hái quả, không  nên làm xước cây và vỏ quả và cũng không nên làm dập quả.

     

    Quả sau khi thu hoạch cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, tốt nhất là bảo quản trong kho lạnh. Hạn chế việc chất đống to cho quả đỡ dập. Vẫn có thể xử lý bằng những hóa chất mà nhà nước cho phép và tia chiếu xạ, song cần đúng mức độ và hợp quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm. Quả chỉ nên để từ 15 ngày trở xuống, nếu quá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng.
     

     

    Bài viết khác
    Cách bón phân hữu cơ sao phù hợp nhất. Bạn nên tham khảo qua

    Cách bón phân hữu cơ sao phù hợp nhất. Bạn nên tham khảo qua

    Nguyên tắc cơ bản là phải tìm làm thế nào cho phân hữu cơ nhanh phân hủy, biển các chất dinh dưỡng từ khó tiêu sang dễ tiêu để kịp thời cung cấp dinh dưỡng hữu ích cho cây.
    Hướng dẫn cách bón phân cho cây ăn quả trồng chậu hợp lý

    Hướng dẫn cách bón phân cho cây ăn quả trồng chậu hợp lý

    Mặc dù tùy từng loại cây trồng chậu sẽ có những đặc tính khác nhau, nhưng việc bón phân cũng không quá khác biệt.
    Cách chăm sóc vườn cây ăn quả theo hướng hữu cơ đạt hiệu quả cao

    Cách chăm sóc vườn cây ăn quả theo hướng hữu cơ đạt hiệu quả cao

    Thay đổi cách chăm sóc từ hướng truyền thống sang chăm sóc cây ăn quả theo hướng hữu cơ là hướng đi mới cho nhà nông. Phương pháp này giúp nâng cao giá trị cho nông sản, đồng thời bảo vệ môi trường sống lâu dài cho khu vườn.
    Phân bón Vi Sinh Vật trong nông nghiệp

    Phân bón Vi Sinh Vật trong nông nghiệp

    Phân bón vi sinh vật (phân vi sinh) là sản phẩm chứa VSV sống, đã được tuyển chọn có mật độ phù hợp với tiêu chuẩn ban hành, thông qua các hoạt động sống của chúng tạo nên các chất dinh dưỡng mà cây trổng có thể sử dụng được (N, P, K, S, Fe...) hay các hoạt chất sinh học, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.
    Sự khác biệt giữa phân Hóa Học và phân Hữu Cơ

    Sự khác biệt giữa phân Hóa Học và phân Hữu Cơ

    Làm cho cây trồng bộc phát mạnh mẽ nhưng không duy trì hiệu quả được lâu
    Lý do sử dụng phân Hữu Cơ

    Lý do sử dụng phân Hữu Cơ

    Trước khi công nghệ hóa học được phát minh, người nông dân đã thiết lập các nông trại vườn tược thật tốt tươi và xinh đẹp trên khắp thế giới mà không hề có sự trợ lực nào từ công nghệ hóa học.
    Gọi ngay SMS Chỉ Đường Zalo
    Zalo
    Hotline: 0939261616