Kinh nghiệm từ chuyên gia lựa chọn phân bón cho cà phê từng giai đoạn

Kinh nghiệm từ chuyên gia lựa chọn phân bón cho cà phê từng giai đoạn

         Nhìn chung, bón phân cho cây là phê được chia thành 2 giai đoạn chủ yếu: giai đoạn kiến thiết cơ bản và giai đoạn kinh doanh (giai đoạn cà phê cho trái)

     

    Giai đoạn kiến thiết cơ bản (sau khi trồng từ năm 1-3)

     

         Giai đoạn chuẩn bị đất trồng: giai đoạn này bạn tiến hành bón vôi để cải tạo đất nâng cao pH đất, diệt khuẩn... … với lượng vôi bón từ 2-4 tấn/ha, bón rãi khắp vườn, sau đó đợi 1 đến 2 cơn mưa cho vôi tan hết ta tiến hành trồng cà phê.

     

         Trước khi bắt đầu trồng cây cà phê khoảng từ 5 - 7 ngày, bạn có thể bón lót cho mỗi hố trồng cây khoảng 0,5kg phân hữu cơ Fertiplus 65OM, trộn đều vào đất trong hố trước khi trồng cây, lưu ý sau khi bón nhớ tiến hành các biện pháp giúp giữ ẩm cho hố trồng.

     

     

    Lượng phân bón đầu tư cho cây cà phê ở thời kỳ kiến thiết cơ bản như sau:

     

    • Năm thứ 1 (cây 1 tuổi): bón cho 1ha: 300kg NPK 16-16-8 (chia bón 4 lần/năm) + 200kg Super lân (chia bón 2 lần/ năm) + 500kg Hữu cơ Fertiplus 65OM (chia bón 2 lần/năm).
    • Năm thứ 2 (cây 2 tuổi): bón cho 1 ha: 600-700kg NPK 16-16-8 (chia bón 4 lần/năm) + 750kg hữu cơ Fertiplus 65OM (chia bón 2 lần/năm).
    • Năm thứ 3 (cây 3 tuổi): bón cho 1 ha: 800-900kg NPK 16-16-8 (chia bón 4 lần/năm) + 1 tấn hữu cơ Fertiplus 65OM (chia bón 2 lần/năm)

     

    Giai đoạn cà phê kinh doanh (cà phê thời kỳ kinh doanh, cho thu trái)

     

         Đây là giai đoạn rất quan trọng đối với cây cà phê, vì vậy nên lưu ý về việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây, việc này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây.

     

         Theo các nghiên cứu chính thống thì để năng suất cà phê đạt được 3 tấn nhân/ ha/năm chúng ta phải bón phân cho 1 ha/1 năm: 200-250kg N nguyên chất, 80-100kg P2O5 nguyên chất, 200-250kg K2O nguyên chất và 10-15 tấn phân chuồng.

     

         Nếu cà phê đạt năng suất cao hơn thì cứ mỗi tấn nhân tăng thêm ta phải bón thêm 70kg N nguyên chất, 20kg P2O5 nguyên chất, 70kg K2O nguyên chất (ở đây tính tới cả lượng phân bón đã tổn thất do các điều kiện tự nhiên tác động như mưa làm rữa trôi, xói mòn theo dòng chảy, bốc hơi…)

     

     

         Lượng phân bón hoá học đầu tư cho cả năm được chia làm 4 thời kỳ bón. Lần thứ nhất vào mùa xuân trùng với giai đoạn tưới nước (thường vào tháng 1 và 2). Ba lần còn lại bón vào đầu mùa mưa, giữa mùa mưa và cuối mùa mưa. Ở những nơi có lượng mưa lớn thì trong mùa mưa có thể chia ra làm 4 lần, giữa mùa mưa bón 2 lần, còn 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa.

     

    Lượng phân bón ở các lần bón trong 1 năm chia theo tỷ lệ % như sau:

     

    • Lần 1 (giai đoạn mùa khô, khoảng tháng 1 và 2): bón 15% trên tổng lượng phân bón dự kiến cho 1 năm.
    • Lần 2 (đầu mùa mưa): bón 25% trên tổng lượng phân bón dự kiến cho 1 năm.
    • Lần 3 (giữa mùa mưa): bón 30% trên tổng lượng phân bón dự kiến cho 1 năm
    • Lần 4 (cuối mùa mưa): bón 30% trên tổng lượng phân bón dự kiến cho 1 năm

     

    Bón phân với tỷ lệ Đạm, Lân, Kali (công thức NPK) ở các lần bón như sau:

     

    • Lần 1 (giai đoạn mùa khô, khoảng tháng 1 và 2): bón công thức phân với tỷ lệ N-P-K là 3-1-1 hoặc 2,5-1-1 (ví dụ như: NPK 30-10-10, NPK 25-9-9…)
    • Lần 2 (đầu mùa mưa): bón công thức phân với tỷ lệ N-P-K là 2-2-1 hoặc 1-1-1 (ví dụ như: NPK 19-16-8, NPK 16-16-8, NPK 16-16-16…)
    • Lần 3 (giữa mùa mưa): bón công thức phân với tỷ lệ N-P-K là 2-1-2 (ví dụ như: NPK 16-8-16, NPK 18-6-18…)
    • Lần 4 (cuối mùa mưa): bón công thức phân với tỷ lệ N-P-K là 2-1-3 hoặc 2-1-2,5 (ví dụ như: NPK 15-9-20, NPK 16-8-17…)

     

    Ví dụ: Vườn cà phê đạt 4 tấn nhân/ha/năm chúng ta sẽ bón 1,4-1,7 tấn phân NPK cho 1 ha/1 năm. Giả sử, sử dụng các công thức NPK 25-9-9, NPK 16-16-8, NPK 16-8-16, NPK 15-9-20 để bón thì có thể chia ra bón như sau:

     

    • Lần 1 (giai đoạn mùa khô): bón 200kg NPK 25-9-9/ha
    • Lần 2 (đầu mùa mưa): bón 350-450kg NPK 16-16-8/ha
    • Lần 3 (giữa mùa mưa): bón 400-500kg NPK 16-8-16/ha
    • Lần 4 (cuối mùa mưa): bón 400-500kg NPK 15-9-20/ha
    Bài viết khác
    Kỹ Thuật Làm Bông Cây Sầu Riêng - Bí Quyết Để Cây Đạt Năng Suất Cao

    Kỹ Thuật Làm Bông Cây Sầu Riêng - Bí Quyết Để Cây Đạt Năng Suất Cao

    Bài viết hướng dẫn chi tiết các bước quan trọng để cây sầu riêng ra hoa đều và đạt năng suất cao. Từ việc chăm sóc cây trước khi ra hoa, kỹ thuật kích thích ra hoa đến chăm sóc hoa và trái non, bài viết cung cấp những kiến thức thiết yếu giúp người trồng sầu riêng đạt hiệu quả tối ưu trong canh tác, đảm bảo chất lượng và sản lượng cao.
    Vì sao nên bón phân NPK cho cây ăn trái?

    Vì sao nên bón phân NPK cho cây ăn trái?

    Cây ăn trái có những đặc điểm gì và yêu cầu dinh dưỡng như thế nào? Vì sao nên sử dụng phân bón NPK cho cây ăn trái?
    Vì sao phải bón phân thúc cho cây ăn trái?

    Vì sao phải bón phân thúc cho cây ăn trái?

    Để có được những trái cây ngon, đủ chất, hình thức bắt mắt không phải việc đơn giản trong trồng trọt cây ăn trái. Ngoài nhiều công đoạn trồng cây thì kỹ thuật bón phân cũng là một công đoạn rất quan trọng.
    Một số kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi

    Một số kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi

    Nhóm cây ăn quả có múi (gồm có cam, chanh, quýt, bưởi,tắc) là những loại cây có nhiều cành. Hoa ra rộ cùng cành non phát triển, hoa có mùi thơm. Cùng tìm hiểu một số kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tốt nhất.
    Chi tiết cách trồng cây ớt trong chậu đơn giản tại nhà

    Chi tiết cách trồng cây ớt trong chậu đơn giản tại nhà

    Ớt là một loại gia vị rất quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Do đó, nhiều chị em còn tự tay trồng ớt ngay tại nhà để đảm bảo nguồn thực phẩm sạch cung cấp cho gia đình.
    Kỹ thuật bón phân cho bưởi da xanh đúng liều lượng

    Kỹ thuật bón phân cho bưởi da xanh đúng liều lượng

    Bưởi Da Xanh được trồng quanh năm nhưng nên trồng vào đầu mùa mưa để tiết kiệm công tưới, thời điểm thích hợp nhất vào tháng 5–6 dương lịch hàng năm.
    Gọi ngay SMS Chỉ Đường Zalo
    Zalo
    Hotline: 0939261616