Hướng dẫn những cách ủ phân hữu cơ đơn giản nhưng đúng chuẩn

Hướng dẫn những cách ủ phân hữu cơ đơn giản nhưng đúng chuẩn

    Phân hữu cơ là một hỗn hợp các hợp chất hữu cơ chứa rất nhiều dinh dưỡng, được sử dụng cho các giống cây trồng đem lại hiệu quả cao, ít tốn kém.

    ủ phân hữu cơ

    Sau đây cùng New Sun tìm hiểu về cách ủ phân hữu cơ đơn giản mà hiệu quả nhé

    Đầu tiên chúng ta cần biết phân hữu cơ là gì?

    Phân hữu cơ là một hỗn hợp các hợp chất hữu cơ chứa rất nhiều dinh dưỡng, được sử dụng cho các giống cây trồng. Nguồn tạo ra phân hữu cơ thường sẽ là từ phân động vật, các phế phẩm trong nông nghiệp như rơm rạ, tro, lá cây khô,… hoặc than bùn.

    Phân loại 1 số phân hữu cơ tại Việt Nam

    1. Phân chuồng

    Là hổn hợp chủ yếu của: phân, nước tiểu gia súc và chất độn. Nó không những cung cấp thức ăn cho cây trồng mà còn bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp cho đất được tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học…

    2. Phân hữu cơ ủ từ rác thải

    Là phân hữu cơ được chế biến từ: cỏ dại, rác, thân lá cây xanh, rơm rạ…ủ với một số phân men như phân chuồng, lân, vôi…đến khi mục thành phân(thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng)

    3. Phân xanh

    Là phân hữu cơ sử dụng các loại cây lá tươi bón ngay vào đất không qua quá trình ủ do đó chỉ dùng để bón lót. Cây phân xanh thường được dùng là cây họ đậu: điền thanh, muồng, keo dậu, cỏ Stylo, điên điển…

    4. Phân vi sinh

    Là chế phẩm phân bón được sản xuất bằng cách dùng các loại vi sinh vật hữu ích cấy vào môi trường là chát hữu cơ(như bột than bùn). Khi bón cho đất các chủng loại vi sinhy vật sẽ phát huy vai trò của nó như phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cho cây hấp thụ, hoặc hút đạm khí trời để bổ sung cho đất và cây.

    5. Phân sinh học hữu cơ

    Là loại phân có nguồn gốc hữu cơ được sản xuất bằng công nghệ sinh học(như lên men vi sinh) và phối trộn thêm một số hoạt chất khác để làm tăng độ hữu hiệu của phân, hoặc khi bón vào đất sẽ tạo môi trường cho các quá trình sinh học trong đất diễn ra thuận lợi góp phần làm tăng năng suất cây trồng

    Lợi ích từ bón phân hữu cơ đem lại

    Ngày nay, để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng thì ngoài phân bón hữu cơ, ngành nông nghiệp còn có lựa chọn khác là phân vô cơ. Dĩ nhiên là nếu về chất lượng thì cả 2 loại phân bón này đều tốt cho cây trồng rồi. Phân hữu cơ bao gồm phân chuồng, phân xanh, phân ủ và gần đây là phân vi sinh. Do phân hữu cơ quá thiếu nên người ta đã phải đưa phân hóa học vào nông nghiệp để thay thế đảm bảo năng suất lao động cao.

    Tuy nhiên, nhìn chung thì phân hữu cơ vẫn được các chuyên gia khuyến khích nhà nông sử dụng nhiều hơn. Vì dùng phân hữu cơ cho các giống cây trồng, bạn không chỉ tiết kiệm một khoản tiền kha khá mà còn rất bảo vệ môi trường nữa. Vì hầu hết những cách ủ phân hữu cơ đều tận dụng được rác thác hay các phế phẩm nông nghiệp nói chung. Và cũng không thải thêm ra môi trường quá nhiều chất độc hại.

    Hiện nay, có 2 cách làm phân hữu cơ phổ biến.

    Một là truyền thống, hai là theo dây chuyền sản xuất công nghiệp. Cả 2 cách làm phân hữu cơ này đều có những ưu điểm và hạn chế riêng.

    Về cách làm phân hữu cơ truyền thống. Thao tác vừa nhanh gọn lại đơn giản, dễ làm. Hầu như người nông dân nào cũng biết. Thêm vào đó, làm phân hữu cơ theo phương thức truyền thống cũng tiết kiệm được rất nhiều loại chi phí bên lề khác nhau. Tuy nhiên, một hạn chế lớn của cách làm truyền thống này là không thể sản xuất được số lượng lớn. Và cũng không áp dụng được nhiều công nghệ hiện đại vào.

    Còn về cách làm phân hữu cơ kiểu công nghiệp thì hoàn toàn ngược lại. Chỉ có những đơn vị sản xuất đặc trưng, có công nghệ tiên tiến, máy móc tốt mới có thể cho ra lò được những thành phẩm “xịn”. Vậy nên, giá thành cũng không phải là quá rẻ. Nhưng bù lại thì sản xuất được số lượng lớn, đảm bảo cho nhu cầu trồng trọt của hàng ngàn hộ nông nghiệp trong nước. Thậm chí, nhiều nơi còn xuất khẩu nữa.

         Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu qui trình ủ phân hữu cơ

    Ủ phân chính là một cách làm truyền thống nhất từ xa xưa đến nay. Cho dù trong công thức có thêm thắt một vài thứ, có thay đổi một vài chỗ. Song, hiệu quả đem lại vẫn cực kỳ ổn. Dưới đây sẽ là hướng dẫn về một số cách ủ phân tại nhà dễ làm.

    Cách ủ phân bò, phân gà, phân lợn, phân xanh

    Trong nông nghiệp, các loại phân như phân bò, phân gà, phân lợn, phân xanh,… thường được gọi chung là phân chuồng. Vì thế, cách ủ những loại phân này cũng tương tự như nhau. Ở đây, ngoài những phế phẩm nông nghiệp sẵn có, chúng ta sẽ bổ sung thêm một ít chế phẩm nông nghiệp nhé.

    Nguyên liệu cần chuẩn bị

    Phân chuồng: 1 tấn

    Cám gạo: 2-3 kg

    Một gói chế phẩm EMZEO + 1 gói chế phẩm Trichoderma Bacillus Đức Bình (2 loại chế phẩm này có rất nhiều công dụng tốt. Đặc biệt là khử mùi hôi của phân chuồng thì siêu đỉnh). Các dụng cụ cuốc xẻng, bạt che, ô doa,… đi kèm.

    Trình tự thực hiện

    Chúng ta sẽ ủ phân chuồng theo 4 bước cơ bản như sau:

    Bước 1: Trộn đều chế phẩm khử mùi hôi EMZEO + nấm trichoderma bacillus Đức Bình với cám gạo đã chuẩn bị sẵn.

    Bước 2: Rải 1 lớp phân chuồng dày khoảng 7-10cm lên mặt đất. Sau đó rải hỗn hợp vừa trộn đều lên trên. Rồi cứ tiếp tục 1 lớp phân chuồng lại 1 lớp chế phẩm sinh học như thế cho đến khi hết.

    Bước 3: Tưới nước sạch lên phần vừa rải để đạt độ ẩm phù hợp để ủ. Độ ẩm thích hợp nhất sẽ rơi vào khoảng 55-60%. Kinh nghiệm lâu năm cho thấy, nếu bạn cầm 1 nắm phân chuồng lên và bóp nhẹ mà thấy có nước hơi rỉ qua các kẽ ngón tay tức là độ ẩm đạt.

    Bước 4: đảo đều phân chuồng và đánh thành đống. Sau đó đậy bạt vào để ủ. Đống này thường sẽ cao khoảng 1.5-1.7m và có đường kính rơi vào 3-4m.

    Thời gian ủ phân

    Thông thường, nếu có thêm chế phẩm sinh học như EMZEO, nấm trichoderma hay EMGRO thì thời gian ủ sẽ khoảng 25-35 ngày. Lưu ý là trong suốt thời gian ủ, bạn nên đảo đống phân thêm 2-3 lần nữa.

    Để biết được phân chuồng của ban ủ có thành công hay không, hãy kiểm tra xem trong 3 ngày đầu nhiệt độ có tăng đến 60 độ C không. Ngoài ra, ủ thành công thì phấn sẽ tuyệt đối không còn mùi hôi thối gì nữa nhé.

    Cách ủ rơm rạ, vỏ lạc, vỏ cà phê, vỏ trấu

    Về cơ bản, cách ủ rơm rạ hay cách ủ vỏ cà phê, vỏ lạc, vỏ trấu,.. không có gì khác biệt nhau cả. Chỉ đơn thuần là thay rơm rạ bằng các loại vỏ kia thôi. Còn các nguyên liệu còn lại cũng như trình tự thì y chang nhau.

    Nguyên liệu cần chuẩn bị

    Ngoài rơm rạ hay vỏ cà phê, vỏ trấu,… thì có thể bổ sung thêm một số chế phẩm sinh học khác. Lưu ý là với cách ủ phân này thì nguyên liệu có kích thước càng nhỏ càng tốt. Kích thước lớn sẽ làm chậm quá trình ủ.

    Ngoài ra, nếu dùng rơm rạ tươi thì cần ủ trước 25-30 ngày rồi mới cho vào trộn. Còn rơm rạ khô thì chỉ cần tưới một chút nước cho ẩm trước khi ủ ít nhất 12 giờ thôi.

    Trình tự ủ phân

    Đầu tiên phải chọn được nơi ủ phân hợp lý. Nơi ủ nên có nền khô ráo, nếu không phải là nền xi măng thì nên lót thêm một tấm bạt ni lông bên dưới trước khi ủ. Bên cạnh đó, cũng có thể chọn nhà khi hay chuồng nuôi không còn sử dụng nữa để làm địa điểm ủ phân cũng rất tốt.

    Sau khi đã chọn được nơi ưng ý, tiến hành trộn đều nguyên liệu chính là rơm rạ hay vỏ trấu, vỏ cà phê, vỏ lạc với chế phẩm sinh học mà bạn sử dụng. Rồi cũng tiếp tục cứ 1 lớp phân chuồng lại 1 lớp mỏng chế phẩm sinh học mà rải lên. Nhớ là phải tưới nước cho phân chuồng ẩm khoảng 40- 50% nhé. Cứ làm như vậy cho đến khi đống phân cao tầm 1.5m thì dừng.

    Khoảng 20 ngày sau, tiến hành đảo lần nữa. Trộn từ trên xuống, từ ngoài trong để tất cả đều có thể hấp thụ điều kiện tự nhiên. Đảo xong thì tiếp tục phủ bạt ở đó và ủ thêm 30-40 ngày nữa là được. Lúc này, bạn đã có thể sử dụng phân ủ này để bón cho các loại cây trồng được rồi đó.

    Cách ủ phân hữu cơ vi sinh

    Về cơ bản, cách ủ phân hữu cơ vi sinh không khác 2 cách ủ phân đã được giới thiệu ở trên là mấy. Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết cách làm phân hữu cơ vi sinh để có cái nhìn tổng quan và chính xác hơn nhé.

    Ủ phân vi sinh như thế nào?

    Tuy nhiên, chất dinh dưỡng ở cách ủ này nhiều hơn và trình tự ủ cũng có vẻ kỳ công hơn nữa. Bởi nói một cách dễ hiểu thì cách ủ phân hữu cơ vi sinh chính là mix của 2 cách ủ trên.

    Nguyên liệu cần chuẩn bị

    Tất cả các nguồn phế thải nông nghiệp, lâm nghiệp và thực phẩm đều cho vào được tuốt. Càng nhiều càng tốt.

    Than mùn ( gồm các loại như mùn cưa, mùn giấy, mùn mía,….)

    Cám gạo

    Mật mía

    Các chế phẩm sinh học: EM, EMZEO, EMGRO,…

    Trình tự tiến hành ủ phân

    Về trình tự thì gần như giống hoàn toàn so với 2 cách ủ ở trên

    Chọn nơi ủ

    Địa điểm để ủ phân cũng nên là nơi rộng rãi, khô thoáng và thuận lợi cho việc vận chuyển hay sử dụng. Đặc biệt, phải có chỗ để thoát nước nếu không ủ phân chắc chắn không thành công.

    Trộn chế phẩm sinh học và mật mía

    Đây có lẽ là một trong những bước khác biệt nhất trong cách ủ phân hữu cơ vi sinh này. Cụ thể, bạn cho 1 phần chế phẩm cùng 1 phần mật mía vào trong dụng cụ được gọi là ô doa nước để khuấy đều.

    Nếu không chuẩn bị được mật mía, có thể hoàn toàn thay thế bằng vỏ quả chín như chuối chín nẫu đều được. Nhưng nhớ là vỏ quả thì phải ngâm vào nước trước khi ủ phân 3 ngày nhé.

    Tiến hành ủ

    Trước tiên, rải 1 lớp các nguyên liệu khó phân hủy hơn như mùn, trấu, vỏ khô,… xuống dưới. Tiếp theo là một lớp phân chuồng, nhớ rắc thêm vài nắm cám gạo lên và tưới thêm hỗn hợp nước vừa pha ở trên nữa nhé. Sau đó, cứ lặp lại 1 lớp phế phẩm phụ rồi 1 lớp phân chuồng như vậy đến khi hết nguyên liệu thì dừng lại, lấy bạt đậy vào để bắt đầu quá trình ủ.

    Bài viết khác
    Kỹ Thuật Làm Bông Cây Sầu Riêng - Bí Quyết Để Cây Đạt Năng Suất Cao

    Kỹ Thuật Làm Bông Cây Sầu Riêng - Bí Quyết Để Cây Đạt Năng Suất Cao

    Bài viết hướng dẫn chi tiết các bước quan trọng để cây sầu riêng ra hoa đều và đạt năng suất cao. Từ việc chăm sóc cây trước khi ra hoa, kỹ thuật kích thích ra hoa đến chăm sóc hoa và trái non, bài viết cung cấp những kiến thức thiết yếu giúp người trồng sầu riêng đạt hiệu quả tối ưu trong canh tác, đảm bảo chất lượng và sản lượng cao.
    Vì sao nên bón phân NPK cho cây ăn trái?

    Vì sao nên bón phân NPK cho cây ăn trái?

    Cây ăn trái có những đặc điểm gì và yêu cầu dinh dưỡng như thế nào? Vì sao nên sử dụng phân bón NPK cho cây ăn trái?
    Vì sao phải bón phân thúc cho cây ăn trái?

    Vì sao phải bón phân thúc cho cây ăn trái?

    Để có được những trái cây ngon, đủ chất, hình thức bắt mắt không phải việc đơn giản trong trồng trọt cây ăn trái. Ngoài nhiều công đoạn trồng cây thì kỹ thuật bón phân cũng là một công đoạn rất quan trọng.
    Một số kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi

    Một số kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi

    Nhóm cây ăn quả có múi (gồm có cam, chanh, quýt, bưởi,tắc) là những loại cây có nhiều cành. Hoa ra rộ cùng cành non phát triển, hoa có mùi thơm. Cùng tìm hiểu một số kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tốt nhất.
    Chi tiết cách trồng cây ớt trong chậu đơn giản tại nhà

    Chi tiết cách trồng cây ớt trong chậu đơn giản tại nhà

    Ớt là một loại gia vị rất quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Do đó, nhiều chị em còn tự tay trồng ớt ngay tại nhà để đảm bảo nguồn thực phẩm sạch cung cấp cho gia đình.
    Kỹ thuật bón phân cho bưởi da xanh đúng liều lượng

    Kỹ thuật bón phân cho bưởi da xanh đúng liều lượng

    Bưởi Da Xanh được trồng quanh năm nhưng nên trồng vào đầu mùa mưa để tiết kiệm công tưới, thời điểm thích hợp nhất vào tháng 5–6 dương lịch hàng năm.
    Gọi ngay SMS Chỉ Đường Zalo
    Zalo
    Hotline: 0939261616