Cách bón phân hữu cơ sao phù hợp nhất. Bạn nên tham khảo qua

Cách bón phân hữu cơ sao phù hợp nhất. Bạn nên tham khảo qua

    Nguyên tắc cơ bản là phải tìm làm thế nào cho phân hữu cơ nhanh phân hủy, biển các chất dinh dưỡng từ khó tiêu sang dễ tiêu để kịp thời cung cấp dinh dưỡng hữu ích cho cây.

    Phân bón hữu cơSau đây chúng ta cùng tìm hiểu về các loại phân hữu cơ hiện nay

    Có những loại phân hữu cơ nào?

    Phân hữu cơ trên thị trường có nhiều thành phần và tên gọi khác nhau. Nên New Sun đã phân loại phân hữu cơ theo tiêu chí cách hình thành để bạn dễ nắm bắt. Theo đó, phân hữu cơ sẽ được chia thành 2 loại:

    Phân hữu cơ truyền thống

    Phân hữu cơ truyền thống là loại phân có thành phần nguyên liệu chủ yếu là chất thải từ các loại vật nuôi, là phế phẩm trong nông nghiệp. Phân hữu cơ truyền thống bạn có thể tự ủ tại nhà theo phương pháp ủ trong đất hoặc ngâm trực tiếp vào nước trong vòng 1 tháng.

    Phân hữu cơ công nghiệp

    Đây là loại phân được sản xuất theo dây chuyền công nghiệp hiện đại. Phân hữu cơ công nghiệp lại được chia thành 3 loại:

    Phân hữu cơ khoáng: Loại này trong thành phần có trộn thêm các nguyên tố khoáng vô cơ.

    Phân hữu cơ vi sinh: Là loại phân được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ, trong quá trình sản xuất có áp dụng công nghệ sinh học.

    Phân vi sinh: Phân hữu cơ loại này trong thành phần có chứa rất nhiều các loại vi sinh vật có lợi.

    Ngoài ra, nếu phân loại phân hữu cơ theo hình dạng thì có 2 loại là: phân hữu cơ lỏng và phân hữu cơ khô. Trong đó, các nhà nghiên cứu khuyến khích bà con nông dân Việt nên dùng phân hữu cơ khoáng. Và nên tận dụng các nguồn hữu cơ có sẵn như xác bã động thực vật, phân chuồng để tiết kiệm chi phí.

    Đặc biệt, bà con cần nắm chắc nguyên tắc khi bón phân hữu cơ và cách sử dụng phân hữu cơ hiệu quả nhất mà phân bón New Sun sắp chia sẻ sau đây.

    Khi bón phân hữu cơ tuyệt đối cần tuân thủ nguyên tắc này.

    Lợi ích khi bón phân hữu cơ cho cây và đất.

    Bón phân hữu cơ mang lại rất nhiều lợi ích to lớn, có thể kể đến như:

    Phân hữu cơ bổ sung các dưỡng chất thiết yếu để cây trồng phát triển toàn diện, cân đối, là nơi dự trữ dinh dưỡng cho cây;

    Vi sinh vật trong đất rất thích phân hữu cơ, phân giải nhanh các chất giúp rễ cây dễ hấp thụ chất dinh dưỡng, hạn chế cây mắc các bệnh từ rễ như vàng lá thối rễ,…

    Phân hữu cơ tăng độ thông thoáng, độ tơi xốp cho đất, cung cấp mùn giúp cải thiện kết cấu đất, giúp đất giữ ẩm, giữ nước và giữ phân lâu hơn, giúp tăng chất lượng nông sản cho vụ mùa bội thu.

    Những nguyên tắc bà con cần nhớ khi bón phân hữu cơ cho cây và đất.

    Để đạt được những lợi ích đó, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây khi bón phân hữu cơ cho cây và đất:

    Cây chỉ hấp thu được những dạng hữu cơ dễ tan, kích thước phân tử nhỏ. Nên nếu bón các dạng phân chưa qua xử lý vào đất thì cần 1 khoảng thời gian nhất định để phân hủy, cây mới hấp thu được.

    Phân hữu cơ tương thích với phần lớn các loại cây trồng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên thử dùng với nhiều liều lượng khác nhau để đảm bảo đạt hiệu quả như mong muốn và cũng không gây lãng phí.
    Bạn có thể dùng phân hữu cơ bón thúc và bón lót cho cây nhưng các chất trong phân hữu cơ thường có tác dụng chậm. Vì vậy, bạn nên ưu tiên dùng phân hữu cơ bón lót cho cây thì hiệu quả hơn.

    Nếu bón thúc phân hữu cơ cho cây thì bạn phải bón sớm trước khi cây ra hoa. Bạn có thể đào rãnh hoặc xới đất xung quanh tán, bón phân và lấp đất lên.

    Bạn nên bón phân cách gốc cây tối thiểu 5cm, ưu tiên bón thúc phân ngoài đầu rễ. Và hạn chế bón thúc với cây ngắn ngày.

    Như đã chia sẻ, phân hữu cơ truyền thống có nguồn gốc từ chất thải động vật, bùn, rác thải hữu cơ,… Phân được ủ theo phương pháp truyền thống và cần phải chờ ủ hoai mục mới có thể sử dụng được.

    Trong quá trình ủ phân, bạn có thể dùng thêm các loại chế phẩm ủ phân như EM, Trichoderma,… Chúng có tác dụng làm giảm sự hình thành của nấm gây hại, thúc đẩy quá trình phân hủy và tăng hiệu quả khi dùng.

    Loại phân bón hữu cơ truyền thống này đạt hiệu quả nhất khi bạn sử dụng để bón lót vào đất. Thời gian bón lý tưởng là trước khi trồng cây 15 ngày. Bởi loại phân này phân hủy khá chậm, lâu tan nên bạn cần bón trước vào đất.

    Khi bón phân hữu cơ truyền thống, bạn có thể rải phân theo hàng, đổ phân vào trong hố, xới đất trộn đều lên hoặc xới đất lên, rải phân khắp bề mặt và lấp đất lại. Đợi khoảng 15 ngày các chất dinh dưỡng tan hết trong đất, cây sẽ dễ dàng hấp thụ hơn.

    Bón phân hữu cơ chế biến hiệu quả nhất

    Kỹ thuật bón phân hữu cơ chế biến (phân ủ theo quy trình công nghiệp, phân compost,…) trong canh tác nông nghiệp khá dễ thực hiện. Loại phân này được chế biến từ những nguyên liệu có nguồn gốc hữu cơ hoàn toàn. Bà con có thể sử dụng cho cả giai đoạn bón thúc và bón lót.

    Cụ thể:

    Kỹ thuật bón thúc phân hữu cơ chế biến:

    Đối với cây trồng lâu năm: Bạn sẽ bón phân theo chiều rộng của tán lá cây bằng việc rải đều hoặc đào rãnh trên mặt đất, sau đó vùi phân xuống đất.

    Còn đối với cây trồng ngắn ngày, bạn cũng làm tương tự nhưng nên bón phân sớm để đạt hiệu quả tốt hơn.

    Kỹ thuật bón lót phân hữu cơ chế biến: Bạn có thể bón phân theo hàng, bón trực tiếp vào từng gốc cây hoặc trải đều phân lên mặt đất và xới đất vùi phân xuống. Còn nếu bạn dùng phân chế biến để bón lót cho đất trước khi gieo trồng thì có thể trải đều phân lên mặt đất.

    Bón phân hữu cơ vi sinh hiệu quả nhất

    Bạn có thể dùng phân hữu cơ vi sinh cho cả quá trình bón lót và bón thúc. Nhưng với các cây ngắn ngày chỉ nên dùng bón lót để cây kịp hấp thụ. Với kỹ thuật bón lót, bạn có thể rải phân thành hàng trên mặt đất hoặc vùi phân vào trong đất, vào các hốc chuẩn bị trồng cây.

    Bạn chỉ nên dùng phân hữu cơ vi sinh bón thúc cho các cây trồng lâu năm. Theo đó, bạn có thể bón rải đều phân lên mặt đất, cách xa gốc và ở ngoài mép tán cây. Bởi rễ thường hấp thụ nước và chất dinh dưỡng ở ngoài đầu rễ còn các đầu rễ thì thường hình thành theo tán cây.

    Khi dùng phân hữu cơ vi sinh, bà con nông dân nên hạn chế sử dụng các loại phân bón hóa học hay thuốc trừ sâu,… Vì bản chất các loại vi sinh vật có trong loại phân hữu cơ vi sinh này cũng là nấm. Nếu bà con dùng thuốc bảo vệ thực vật sẽ làm chết các loại vi sinh có lợi trong phân.

    Nếu thực sự phải dùng đến thuốc trừ sâu thì hãy đảm bảo dùng sau khi đã bón phân hữu cơ vi sinh cho đất được 30 ngày.

    Bón phân hữu cơ sinh học hiệu quả nhất

    Đây là loại phân bón được điều chế bằng các phương pháp sinh học đồng thời phối trộn nhiều nguyên liệu sinh học khác nhau để tăng hiệu quả khi sử dụng. Phân bón sinh học có thể được dùng để bón thúc, bón lót hoặc phun trực tiếp lên lá. Cụ thể:

    Khi bón lót phân sinh học cho cây lâu năm, bạn cũng nên trộn đều phân với đất, cho phân vào hốc trồng hoặc đào rãnh cho phân xuống hốc trồng. Để sau này khi cây lớn, rễ non bắt đầu mọc ra sẽ kịp thời hấp thụ chất dinh dưỡng từ phân.

    Còn nếu bón thúc, bạn nên đào rãnh xung quanh tán cây, đổ phân vào rãnh và lấp đất lại.

    Bón phân hữu cơ khoáng hiệu quả nhất.

    Phân hữu cơ khoáng có chứa khoảng 8-10% hàm lượng chất dinh dưỡng dưới dạng vô cơ. Bạn có thể sử dụng phân này cho giai đoạn bón lót và bón thúc cho cây vì hàm lượng vô cơ trong phân được cây hấp thụ rất nhanh.

    Nếu bạn dùng phân hữu cơ khoáng bón thúc thì cách làm cũng tương tự như kỹ thuật bón phân sinh học. Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng vì trong phân cũng có thành phần hóa học (vô cơ). Nên nếu dùng nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật có lợi trong đất, gây tình trạng tồn dư chất vô cơ trong cây.

    Như vậy với chia sẻ cách sử dụng phân hữu cơ hiệu quả nhất. Hi vọng rằng với những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bàn con đạt được hiệu quả bón phân như mong muốn.

    Bài viết khác
    Bón phân cho sầu riêng Tây Nguyên: Hướng dẫn chi tiết

    Bón phân cho sầu riêng Tây Nguyên: Hướng dẫn chi tiết

    Sầu riêng là cây trồng có giá trị kinh tế cao được trồng phổ biến tại Tây Nguyên. Để đạt năng suất cao và ổn định, việc bón phân đóng vai trò vô cùng quan trọng.
    Kỹ thuật dùng phân bón cà phê tối ưu cho từng giai đoạn

    Kỹ thuật dùng phân bón cà phê tối ưu cho từng giai đoạn

    Phân bón cà phê sau khi trồng phải được sử dụng hợp lý, đúng thời điểm và đủ liều lượng. Sau đây là kỹ thuật dùng phân bón cà phê theo từng giai đoạn phát triển của cây.
    7 lưu ý quan trọng khi bón phân hòa tan, phân bón pha loãng

    7 lưu ý quan trọng khi bón phân hòa tan, phân bón pha loãng

    Bón phân bằng cách hòa tan trong nước đã mang lại hiệu ứng rõ ràng trong việc giúp cây hấp thu tốt, giảm ô nhiễm môi trường đất và đặc biệt là tiết kiệm hơn so với bón phân hạt thông thường.
    Xử lý đất trước và sau khi bón phân cho cây

    Xử lý đất trước và sau khi bón phân cho cây

    Sau mỗi mùa vụ, chúng ta cần loại bỏ sạch tàn dư, rau, cỏ còn sót lại trong đất, điều này sẽ giúp loại bỏ mầm bệnh tiềm ẩn từ vụ trước, tránh ảnh hưởng đến cây ở mùa vụ sau, đồng thời giúp cây con sau khi trồng phát triển tốt hơn.
    Những lưu ý khi bón phân cho cây mà bạn cần biết

    Những lưu ý khi bón phân cho cây mà bạn cần biết

    Bón phân là một bước quan trọng trong kỹ thuật trồng cây và chăm sóc hoa cảnh, nếu được bón phân đúng cách, cây cảnh sẽ tươi, đẹp và ra hoa, ra lá nhiều hơn theo đúng nhu cầu của người trồng.
    Phân bón hữu cơ và vô cơ: Sử dụng hợp lý để nâng cao hiệu quả canh tác

    Phân bón hữu cơ và vô cơ: Sử dụng hợp lý để nâng cao hiệu quả canh tác

    Việc sử dụng phân bón hợp lý góp phần quan trọng vào việc phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.
    Ảnh hưởng tích cực của phân bón hữu cơ đến môi trường

    Ảnh hưởng tích cực của phân bón hữu cơ đến môi trường

    Phân bón hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong việc cải tạo đất đai, nâng cao năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường.
    Nhu cầu dinh dưỡng và loại phân bón phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của cây

    Nhu cầu dinh dưỡng và loại phân bón phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của cây

    Mỗi cây ăn trái sẽ trải qua rất nhiều giai đoạn sinh trưởng và phát triển và trong mỗi giai đoạn đó, nó yêu cầu những sự chăm sóc khác nhau.
    Kinh nghiệm từ chuyên gia lựa chọn phân bón cho cà phê từng giai đoạn

    Kinh nghiệm từ chuyên gia lựa chọn phân bón cho cà phê từng giai đoạn

    Nhìn chung, bón phân cho cây là phê được chia thành 2 giai đoạn chủ yếu: giai đoạn kiến thiết cơ bản và giai đoạn kinh doanh (giai đoạn cà phê cho trái)
    Thời điểm bón phân cho cây thích hợp nhất là khi nào?

    Thời điểm bón phân cho cây thích hợp nhất là khi nào?

    Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn bón phân hiệu quả cho cây trồng của mình
    Gọi ngay SMS Chỉ Đường Zalo
    Zalo
    Hotline: 0939261616